Anpha Travel - Hãng du lịch chất lượng hàng đầu Việt Nam

Trụ sở chính: 80/3 Ba Vân, P.14, Tân Bình, TP.HCM.

Chợ Mới – An Giang: Nét Lạ Dành Cho Du Khách

Chợ Mới ban đầu chỉ là tên một ngôi chợ tại làng Long Điền thuộc tỉnh Long Xuyên. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Chợ Mới.

I. Điểm du lịch:

  1. Cù lao Ông Chưởng:

 

Trước đây có tên là Cù lao Cây Sao. Sau này để ghi nhớ công đức của ông Nguyễn Hữu Cảnh, người dân địa phương đã gọi cù lao Cây Sao là Cù lao Ông Chưởng, tức Chưởng binh Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Đến đây chúng ta hãy ghé thăm Dinh của ông để tìm hiểu thêm về lịch sử đất Việt nhé.

Cù lao ông Chưởng có phong cảnh yên bình, tạo cảm giác thoải mái cho du khách.

    2.Cù Lao Giêng:

Cù lao Giêng chia con sông Tiền làm hai nhánh. Nơi đây được huyện chọn để phát triển du lịch.

  • Thánh Đường Cù Lao Giêng

Là công trình kiến trúc Thiên chúa giáo bề thế vào bậc nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Công trình được Pháp cho xây dựng suốt 12 năm mới hoàn thành.

Giao Xu Cu Lao Gieng

  • Chùa Đạo Nằm (Thành Hoa Tự)

Ngôi chùa gắn với vị trụ trì sáng lập có cách tu khác thường là “Cửu niên diện bích” (chín năm nằm thiền).

Chua Dao Nam 1 Chua Dao Nam 2

  • Chùa Phước Thành

Cù lao Giêng (Chợ Mới) không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh sông nước hữu tình, mà còn có rất nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến là chùa Phước Thành, một tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc độc đáo thu hút đông đảo du khách thập phương về đây tham quan chiêm bái.

Chua Phuoc Thanh 2 Chua Phuoc Thanh

  • Chùa Bà Vú:

 

Chùa Bà Vú hiện nay có tên là chùa Phước Minh.

Vì sao cư dân ở đây đặt cho cái tên thân thương – Chùa Bà Vú. Lý giải cho vấn đề này:

Tên chùa Bà Vú có từ rất lâu, có những sinh hoạt tốt gắn liền với đời sống tâm linh của người dân vùng đất này: Xưa kia có một vị nữ tu hay  nhận trẻ về nuôi tại  ngôi chùa này.

Bà Nguyễn Ân là người mà được Hòa thượng Thích Kim Thành mời về chùa để cứu độ dân chúng trong vùng.

Bà Nguyễn Ân quê ở Huyện Chợ Gạo (Tỉnh Tiền Giang). Bà có tài chữa bệnh cho trẻ em rất độc đáo và hiệu quả nên người dân vùng này gọi là Bà là Bà Vú. Do Bà nhận và chữa bệnh cho trẻ em tại chùa Phước Minh này nên người ta cứ gọi ngôi chùa này là chùa Bà Vú.

Chua Ba Vu 2

  • Phủ Thờ Nguyễn Tộc ( Dinh Ba Quan Thưởng Đẳng – Nguyễn Tộc)

Phủ Thờ Nguyễn Tộc, gọi tắt là Phủ Thờ hay còn gọi là Dinh Ba Quan Thưởng đẳng – Nguyễn Tộc. Phủ thờ Nguyễn tộc là một trong những di tích khá nổi tiếng ở xã Bình Phước Xuân. Phủ thờ là toà nhà rộng lớn dành thờ cúng, tế lễ hằng năm cho gánh họ, có nguồn gốc ở Bình Định vào sinh cơ lập nghiệp, hiện con cháu đời thứ 7, thứ 8 cư ngụ gần nhau rất đông, gia phả ghi chép đầy đủ.

Phu_Tho_Nguyen_Toc 2

  • Đình Tấn Mỹ:

Đình thần Tấn Mỹ (tọa lạc tại ấp Tấn Thạnh, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới) vừa hoàn thành trùng tu và tổ chức lễ khánh thành đúng dịp 162 năm ngày vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình thần Tấn Mỹ (ngày 29- 11- 1852 âm lịch). Ngôi đình này là một trong số những địa điểm được dùng để tổ chức hội họp và nuôi giấu cán bộ cách mạng trong những năm tháng chiến tranh tại huyện Chợ Mới.

Dinh Tan My 2

  • Cột dây thép (xã Long Điền A)

Được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây, tháng 4/1930, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh An Giang đã được thành lập.

Cot Day Thep 2

  • Thị trấn Mỹ Luông:

Nằm giữa huyện, có chợ, trung tâm thương mại, các ngân hàng, bệnh viện,… Nơi đây đang dự định khởi công xây dựng Khu vui chơi phức hợp và cầu Mỹ Luông-Tấn Mỹ (do tư nhân tài trợ).

My Luong 2

My Luong 1

  • Thị trấn Chợ Mới

Đây là trung tâm hành chính huyện Chợ Mới, đô thị sung túc nhất huyện Chợ Mới. Đang khởi công xây dựng khu phức hợp thể dục thể thao và khu vui chơi trẻ em, siêu thị, trung tâm thương mại, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường dẫn cầu ông Chưởng, đường Lê Lợi..

Cho Moi TT Cho Moi 1

Ai đi An Giang hãy 1 lần ghé Chợ Mới, du khách sẽ thấy được điểm nổi bật đặc biệt tại nơi đây.

Hãy cùng Anphatravel khám phá nhé.

 

}