Anpha Travel - Hãng du lịch chất lượng hàng đầu Việt Nam

Trụ sở chính: 80/3 Ba Vân, P.14, Tân Bình, TP.HCM.

Xứ Nghệ Có Gì Lạ, Thanh Hóa Có Gì Hay

Năm 1831, thời vua Minh Mạng, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.

I. Điểm Tham Quan:

1. Đền Ông Hoàng Mười ( Hà Tĩnh):

Đền Ông Hoàng Mười nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua lịch sử, đền bị phá hủy. Năm 1995 đền được xây dựng lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.

đền thờ ông hoàng mười

Khu đền chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng một ha.

Den Ong Hoang Muoi 2

Người dân nơi đây thường dâng cúng ông mâm lễ cùng con ngựa bằng vàng mã.

Den Ong Hoang Muoi 3

2. Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh):

3 năm “ tay anh phá đá, tay em đào sỏi” để xây hồ Kẻ Gỗ. Cách đây 40 năm, hàng nghìn người đã có mặt tại huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) để cùng nhau “phá đá, đào sỏi” xây dựng hồ Kẻ Gỗ – công trình thủy nông kỳ vĩ nhất lúc bấy giờ.

Ho Ke Go 1

Tỉnh Hà Tĩnh đang xúc tiến lập các dự án cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư để xây dựng hồ Kẻ Gỗ thành một khu du lịch sinh thái tổng hợp với nhiều loại hình giải trí như: Đua thuyền, lướt ván, leo núi, câu cá, xây dựng vườn thú, vườn chim, vườn cây cảnh…

Ho Ke Go 2

    3. Làng Tiên Điền Với Đại Thi Hào Nguyễn Du (Hà Tĩnh):

Cách thành phố Vinh 6 km về phía nam là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Làng nổi tiếng lắm người làm quan, sản sinh nhiều quan văn lẫn võ.

Lang Tien Dien 1

Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, ông  là người tài hoa, làm quan đến chức Đại Tư Đồ (tức Tể tướng). Nguyễn Nghiễm có con là Nguyễn Khản và Nguyễn Du đều là những bậc văn chương kỳ tài lúc đó. Nguyễn Khản làm quan đến Nhập thị Bồi tụng, còn Nguyễn Du là tác giả nổi tiếng đến tận ngày nay.

Lang Tien Dien 2

     4. Quần Thể Di Tích Hải Thượng Lãn Ông (Hà Tĩnh):

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là Đại danh y đã đặt nền móng cho y học nước nhà, là ông tổ của đông y Việt Nam. Ông đã sưu tầm và phát hiện trên 300 vị thuốc nam, góp phần làm phong phú thêm kho thuốc quý của dân tộc.

Hai Thuong Lan Ong 1

Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho nền y học Việt Nam nhiều di sản quý giá, đặc biệt là bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 22 tập, 66 quyển. Quần thể di tích tại xã Sơn Trung – Sơn Quang (Hương Sơn) trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Hai Thuong Lan Ong 2

     5. Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An):

Trong lịch sử, Phượng Hoàng Trung Đô tồn tại như một Cố đô của đất nước, phản ánh tầm nhìn văn hóa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung. Năm 1788 Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, thuộc TP. Vinh.

Phuong Hoang Trung Do 1

Phuong Hoang Trung Do 3

Chỗ đất đẹp ở xã Yên Trường, huyện Châu Lộc để đóng đô chính là vùng đất giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân, nay thuộc khối 3, phường Trung Đô, TP. Vinh. Núi Dũng Quyết kết hợp với dòng sông Lam, sông Cồn Mộc là một thắng cảnh hữu tình, đã được nhân hoá qua các thời kỳ lịch sử, giàu chất sử thi, đậm đà sắc thái xứ Nghệ.

Phuong Hoang Trung Do 2

     6. Đền Cuông (Nghệ An):

Hàng năm từ ngày 12 – 16/2 âm lịch, đông đảo du khách thập phương cùng người dân xứ Nghệ lại nô nức trẩy hội Đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) để tưởng nhớ đến công ơn trời biển của Thục Phán An Dương Vương.

Den Cuong 1

Đền thờ Thục Phán An Dương Vương người đã có công đánh Tần đuổi Triệu mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Gây dựng nước Âu Lạc ta thủa xưa. Và tướng quân Cao Lỗ, vị danh tướng có công chế tác nỏ thần giữ yên bờ cõi cho dân tộc.

Về với Đền Cuông du khách không những như được sống lại với thời kỳ hào hùng của dân tộc, mà còn biết thêm được những huyền thoại, truyền thuyết về: Lời thề hóa đá, thánh hiển linh, bàn cờ tiên, núi Đẩu Vân… .

Den Cuong 2

Den Cuong 4

Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Năm 2007 du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng.  Năm 2007, Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong chương trình “Hành trình một nghìn năm các kinh đô Việt Nam”. Phối hợp cùng Nghệ An và Ninh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ.

     1. Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa):

Thành nhà Hồ, công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Được xây dựng bằng những phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm tới 6 m, xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính, hơn 600 năm qua, hệ thống tường bao quanh thành nhà Hồ vẫn còn khá nguyên vẹn.

Thanh Nha Ho 1

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội).

Ngày 27/06/2011 tại Paris (Pháp), Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới.

Thanh Nha Ho 3

2. Suối Cá Thần (Thanh Hóa):

Được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Thanh Hóa, suối cá thần Cẩm Thủy nổi tiếng với hàng nghìn con cá “khổng lồ” bơi lội dày đặc dưới mặt nước, mỗi con cá có thể nặng từ 2-8kg, cá biệt những con cá chúa có thể nặng lên tới 30kg.

Suoi Ca Than 4

Suoi Ca Than 2

Người dân nơi đây gọi là “cá thần”, tên chính là cá dốc. Loài cá này thuộc bộ cá chép, có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Cá thần có hình dáng hoa văn rất lạ và đa dạng, nhiều màu sắc.

Trên đường đi vào suối cá thần, khách du lịch còn được chiêm ngưỡng những nhà sàn đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc Mường nằm lẩn khuất trên sườn núi,  những dãy núi đá cao chót vót với những hình hài kỳ thú nằm hai bên bờ sông Mã, tìm hiểu những phong tục, tập quán độc đáo của bà con dân tộc thiểu số nơi đây như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa pồn-pông…

Suoi Ca Than 1

Suoi Ca Than 3

3. Lam Kinh (Thanh Hóa):

Lam Kinh (Thanh Hoá) kinh đô Hậu Lê! Ngoài lăng mộ vua Lê Thái Tổ thì nơi đây nhiều cảnh tuyệt đẹp như những gian nhà cổ, rừng cây xanh mát, giếng Ngọc to lớn trong xanh màu ngọc bích, màu nước trong xanh, những cây cổ thụ với những hình thù tự nhiên, độc đáo ( đây là nơi nên đến thăm ít nhất là 1 lần trong đời).

Lam Kinh 1

Lam Kinh 2

Giếng Ngọc

Lam Kinh 3

Lam Kinh 4

Ngoài ra ở Lam Kinh còn có 1 cây ổi, người dân nơi đây gọi là cây ổi vui vẻ ( được trồng cạnh Lăng vua Lê Lợi) mỗi khi co ai sờ vào những eo chạc cây giống như cù léc thì cành lá rung rinh như đang cười vui vẻ! ( du khách đã thử rồi, thiệt đúng như những gì họ nói. Rất lạ và vui)

Cay Oi Cuoi

4. Biển Sầm Sơn (Thanh Hóa):

Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và luôn là bãi biển đông khách nhất miền Bắc. Bãi biển dài khoảng 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ.

Bien Sam Son 2

Bien Sam Son 1

II. Ẩm Thực Xứ Nghệ Và Thanh Hóa:

1. Kẹo Cu Đơ (đặc sản Hà Tĩnh):

Đến thăm vùng đất Hà Tĩnh, ngoài thưởng thức những món ngon khác, du khách còn bị níu chân bởi một đặc sản dân dã khác, đó là kẹo cu đơ.

Keo Cu Do 1

Kẹo cu đơ có vẻ ngoài sần sùi nhưng khi ăn lại đọng vị ngọt của đường , vị béo của lạc quyện với vị cay của gừng và bùi bùi của bánh đa.

Keo Cu Do 2

2. Lươn (đặc sản Nghệ An):

Đến Nghệ An mà chưa thưởng thức các món lươn thì xem như… chưa đến! Vì quá mê đặc sản xứ này mà có phần quá lời vậy, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, các món từ lươn đồng ở Nghệ An quả thực hết chỗ chê.

 

Sup Luon 1

Súp Lươn

Luon Om

Lươn Om Chuối Đậu

Luon Xao Xa Ot 2

Lươn Xào Xả Ớt

3. Bánh Rau Má, Nem Chua (đặc sản Thanh Hóa):

Bánh rau má không quá đặc biệt so với nhiều loại bánh khác nhưng lại có vị thơm, ngọt thanh mát,  ăn nhiều mà không thấy ngán.

Bánh rau má gần giống với bánh cốm Hà Nội, cũng màu xanh, cũng dẻo, nhưng đặc biệt là có vị thơm đặc trưng của rau má.

Banh Rau Ma 1

Một đặc sản của Thanh Hóa nữa không kém phần hấp dẫn đó là nem chua.  Nem chua xứ Thanh có độ giòn của bì lợn, vị chua của thịt phảng phất chút cay từ tiêu, tỏi và vị nồng nồng của lá đinh lăng khiến nhiều thực khách rất mê món này.

Nem Chua 1

Cùng Anpha Travel một lần ghé Xứ Nghệ, sau đó đặt chân đến Thanh Hóa để thưởng ngoạn hết  những phong cảnh và di tích độc đáo, lạ mắt. Tiếp theo đó là thưởng thức 01 số đặc sản rất đặc sắc, mà hương vị của nó sẽ làm cho chúng ta nhớ mãi. Cùng với quang cảnh thân thiện, không khí trong lành, lý tưởng sẽ làm cho chúng ta không thể nào quên được nơi này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

}