Anpha Travel - Hãng du lịch chất lượng hàng đầu Việt Nam

Trụ sở chính: 80/3 Ba Vân, P.14, Tân Bình, TP.HCM.

Sơ lược lịch sử hình thành và tình hình kinh tế tỉnh Bến Tre

Sơ lược lịch sử hình thành và tình hình kinh tế tỉnh Bến Tre

1.Lịch sử hình thành

Bến Tre là tên gọi gắn địa thế tự nhiên với một loài cây (có ý nghĩa là một bến có nhiều tre mọc), địa danh này có từ thời nhà Nguyễn, nhưng mang ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đến và đặt Dinh Tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre vào tháng 6-1867. Ngày 1-1-1900, Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh, từ đó Bến Tre được gọi là tỉnh và chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay.

Hình ảnh Dinh Tham Biện Bến Tre

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu, tỉnh lỵ là xã An Hội thuộc huyện Châu Thành. Đến năm 1946 tỉnh Đồ Chiểu được gọi lại là tỉnh Bến Tre. Đầu năm 1948 theo chỉ đạo của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, xã An Hội được tách ra khỏi huyện Châu thành và thành lập thị xã Bến Tre.

Đến năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Kiến Hoà và tỉnh lỵ thuộc quận Trúc Giang, quận mới lập thay cho quận Châu Thành trước đây. Về chính quyền cách mạng lâm thời lúc đó vẫn quyết định giữ nguyên tên gọi là tỉnh Bến Tre, thị xã Bến Tre cho đến nay.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, thị xã Bến Tre cùng với cả tỉnh tiến hành công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội, kiến thiết đô thị.

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Bến Tre ngày nay đã có một bộ mặt hoàn toàn mới, nhiều thay đổi và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều phương diện.

kinh tế bến tre

2.Tình hình kinh tế tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh có diện tích trồng lúa khá lớn, nhờ lượng phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Luông. Cây lương thực chính là lúa, khoai lang, bắp, và các loại rau cũng chiếm phần nhiều.

Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng như sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, và đặc biệt không thể không kể tới dừa, loài cây trở thành biểu tượng cho vùng đất nơi đây.

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế Bến Tre có xu hướng dịch chuyển theo hướng phát triển ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm ngành nông nghiệp. Mở rộng một số ngành nghề như:  máy may, chế biến thủy sản, chế biển dừa, hay các ngành phục vụ cho du lịch bến tre như nhà hàng, khách sạn, resort, taxi ben tre…

Giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những mặt hạn chế như giá một số loại hàng hóa vật tư thiết yếu tăng cao, trong khi đó giá một số mặt hàng nông sản như cá tra, dừa,  … giảm mạnh, dịch bệnh tôm nuôi phát sinh và gây thiệt hại lớn, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Công tác thi công giải phóng mặt bằng một số công trình vẫn còn chậm tiến độ thi công do tranh chấp, khiếu kiện, kiện tụng vẫn còn phức tạp, nhất là lĩnh vực tranh chấp đất đai, trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn diễn biến phức tạp, phạm pháp luạt hình sự, tai nạn, tệ nạn xã hội mặc dù có chiều hướng được kéo giảm so với cùng kỳ nhiều năm về trước nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ cướp của, giết người, gây thiệt hại lớn cho gia đình và xã hội.

Mong rằng trong những giai đoạn tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ và chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre sẽ đưa tỉnh ngày một phát triển kinh tế – xã hội, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

}