Với những ai yêu thích du lịch An Giang thì chắc chắn sẽ biết đến với tên gọi “Vùng Bảy Núi”. Bao gồm 7 ngọn núi đẹp và nổi tiếng đó là: Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước và Núi Dài Năm Giếng. Trong đó Núi Cấm An Giang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết tới và tham quan.
Khung cảnh nên thơ của Núi Cấm An Giang (@hello)
Núi Cấm – hay còn được biết đến với tên gọi “Núi Ông Cấm” hay “Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn” – thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, có độ cao 705m so với mặt nước biển, chu vi 28.600m. Đặc biệt, đỉnh Bồ Hong ở trên núi Cấm chính là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn và cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Núi Cấm nằm cách thành phố Long Xuyên 90km và Châu Đốc khoảng 37 km. Nếu như bạn ở Sài Gòn thì có thể ra bến xe miền Tây bắt xe về Long Xuyên. Sau đó, bạn có thể tham khảo những tuyến đường sau đây:
Đi thẳng theo quốc lộ 91 đến chợ Nhà Bàng, bạn rẽ trái theo tỉnh lộ 948 nối với đường Lê Lợi. Đến xã An Hảo sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn đến Khu du lịch Núi Cấm.
Xuất phát từ Châu Đốc đến núi Cấm
Cũng theo tuyến đường 91, bạn đến khu công nghiệp Bình Hòa thì rẽ trái theo tỉnh lộ 94. Đến Tri Tôn thì rẽ phải theo tiếp tỉnh lộ 948, từ đây đi giống tuyến đường trên.
Đường đến núi Cấm xuất phát từ Long Xuyên
Cả hai cách đều có tuyến đường dài ngang nhau, đơn giản là bạn xuất phát từ chỗ nào mà thôi.
Cảnh đẹp tại núi Cấm (@feng)
Bạn có thể chinh phục núi Cấm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đến núi Cấm đúng vào mùa lễ hội thì nên đến vào khoảng tháng 4 và tháng 8. Bởi vì lúc này diễn ra lễ hội vía Bà Chúa Xứ và lễ hội đua bò “bảy núi” rất hấp dẫn.
Lưu ý, nếu đi du lịch núi Cấm vào 2 tháng này thì nên mang theo thêm áo mưa hoặc dù, bởi vì những tháng này thường rất hay có mưa. Còn nếu như bạn muốn ngắm nhìn An Giang mùa nước nổi tại trên đỉnh núi Cầm thì nên đi vào khoảng tháng 10 là thích hợp nhất.
Phượt núi Cấm bạn nên chuẩn bị kĩ càng.
Sở hữu một dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu thì vô cùng mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp cùng với cây cối xanh tươi quanh năm. Du khách đến với núi Cấm sẽ được tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc như Chùa Vạn Linh, Điện Bồ Hong, Tượng phật Di Lặc,… Trong đó, hoạt động leo núi Cấm, khám phá các hang động hay tắm suối được rất nhiều khách du lịch hưởng ứng tham gia.
Ngắm nhìn An Giang mờ sương từ trên đỉnh núi Cấm
Và hiện nay, nhờ có địa thế và các điểm du lịch đẹp mà núi Cấm đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng dành cho những du khách thích trải nghiệm, khám phá.
Được biết đến là cáp treo hiện đại đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Với 89 cabin, 16 trụ cáp và 2 nhà ga, cáp treo núi Cấp có thể được 2.000 hành khách mỗi giờ. Du khách chỉ mất có 15 phút đi cáp treo là có thể lên tới đỉnh núi Cấm.
Cửa vào cáp treo lên núi Cấm
Hình ảnh cáp treo núi Cấm
Vồ Bồ Hong là ngọn đồi cao nhất (716m) trong số tất cả các ngọn đồi ở núi Cấm. Cũng chính nhờ ngọn đồi này mà núi Cấm được coi là “nóc nhà” của đồng bằng sông Cửu Long. Theo như lời kể của những người dân sinh sống tại đây cho biết, tên ngọn đồi được đặt theo một loài côn trùng có tên là Bồ Hong sinh sống nhiều tại đây. Ở trên Vồ nổi tiếng với tượng Ngọc Hoàng linh thiêng thu hút rất đông người đến tham quan và chiêm bái.
Vồ Bồ Hong – núi Cấm
Thăm viếng tượng Ngọc Hoàng trên Vồ Bồ Hong
Được xây dựng vào năm 1912 trên một khoảng đất nằm gần đỉnh núi Cấm. Ở bên trong chùa có thờ một tượng Phật rất lớn, cao gần 2m nên mới được gọi là chùa Phật Lớn. Công trình nổi bất nhất trong chùa đó chính là Tượng Phật Di Lặc được đặt trên đỉnh núi Cấm. Bức tượng có khối lượng 600 tấn nên đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc tọa lạc trên đỉnh núi Cấm
Đây là hồ nằm trên núi Cấm với diện tích 60.000 mét vuông có sức chức 300.000 mét khối nước. Hồ Thủy Liêm không chỉ có cảnh quan thơ mộng mà nay còn là nơi để thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, đẹp mắt của Bảo tháp Xá lợi Phật trên hồ Thủy Liêm.
Một góc đẹp tại hồ Thủy Liêm – núi Cấm
Chảy ở lưng chừng núi, suối Thanh Long là con suối nước khoáng độc đáo ở trên núi Cấm. Du khách tới đây sẽ tận hưởng được bầu thiên nhiên trong xanh, hòa mình vào với làn nước suối mát rượi và ngắm nhìn những cô gái bản xứ đi lấy nước.
Hình ảnh các cô gái dân tộc đi lấy nước tại suối Thanh Long – núi Cấm
Nằm ở phía đông chân núi Cấm, khu du lịch Lâm Viên có diện tích khoảng 100ha có đầy đủ các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, ăn uống và nghỉ ngơi của du khách khi tới núi Cấm.
Khu du lịch Lâm Viên – núi Cấm
Chính điện chùa Vạn Linh trên núi Cấm
Hình ảnh Chu Tôn đức dâng hương đảnh lễ
Tọa lạc trên độ cao 550m, phía trước là hồ Thủy Liên, xung quanh bao phủ bởi rừng cây trái mang tới một không gian hữu tình, chùa Vạn Linh được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền phương Đông với ba ngọn tháp uy nghi được đặt tại ba vị trí khác nhau ở phía trước tiền đường. Tháp Quan Âm được đặt ở giữa, tháp Hoà thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang ở bên phải và tháp chuông thì được đặt ở bên trái có quả đại Hồng chung nặng 1,2 tấn.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch của anphatravel, bạn còn chờ gì nữa mà chưa đăng ký ngay một tour du lịch Châu Đốc để tham quan núi Cấm chứ.