Khi đến Sóc Trăng mà các bạn không đi tham quan những cảnh chùa này, có vẻ như hơi thiếu sót, vì nó gần như là một nét đặc trưng của thành phố này. Hãy theo chân Anpha Travel điểm qua một số chùa nhé.
Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô – Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cái tên chùa Mã Tộc cũng vì vậy mà hình thành. Độc đáo hơn, ngoài nét kiến trúc đẹp mắt thì ngôi chùa ở Sóc Trăng còn thu hút đông đảo du khách thập phương khi nơi đây còn là chỗ trú ngụ của hàng ngàn cá thể dơi sinh sống.
Chùa Đất Sét có hàng nghìn pho tượng đất sét với kiến trúc độc đáo. Đặc biệt, không chỉ nổi bật với hơn 1000 tượng đất sét mà ở đây còn có những con linh vật cỡ lớn bằng người thật được xây dựng bằng đất sét. Và 4 cặp nến to lớn như cột nhà, ước tính nếu đốt lên thì phải mất 70-80 năm mới cháy hết.
Địa chỉ chùa Đất Sét: 286 Tôn Đức Thắng, Phường 5, Sóc Trăng.
Chùa La Hán tọa lạc tại xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Tương truyền ngày xưa đồng bào Hoa trong xóm vì muốn cầu nguyện nhân dân an lành, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận tiến, nên lập một lều tranh thờ phượng chư Phật, trong đó có hình của 18 vị La hán, nên tên chùa có tên gọi như vậy.
Vào mỗi dịp lễ, Ban Quản Trị chùa đều tổ chức cúng kiến, đặc biệt vào ngày Tết Nguyên Tiêu, tổ chức lễ rước đèn, bửu tháp và bánh phước mang điều lành đến cho mọi nhà. Để đi đến chùa từ đường Tôn Đức Thắng quẹo phải vào đường Đặng Văn Viễn đến con hẻm nhỏ mang tên xóm Cầu Đen đi khoảng 200 mét nữa là đến. Đây còn là điểm thu hút nhiều du khách bởi cảnh đẹp của các công trình kiến trúc trước khoảng sân rộng của chùa.
Tọa lạc tại 397 Nguyễn Huệ, Phường 9, Sóc Trăng. Chùa Đại Giác vào năm 1954 được hòa thượng Thích Nhật Minh xây dựng lại “ngôi Tam Bảo” kiên cố và đổi pháp hiệu là chùa Đại Giác cho đến nay. Lúc trước chùa có pháp hiệu là Thiền Tâm do sư cô Thích nữ Diệu Thiện đặt.
Dạo bước nơi khuôn viên này, những cơn gió nhẹ nhàng rung những chiếc phong linh treo nơi chánh điện phát ra thứ âm nhạc du dương của đất trời, càng làm cho lòng người như lắng dịu lại.
Đây là nơi hàng năm chư ni an cư kiết hạ và là địa chỉ từ thiện với rất nhiều hoạt động.
Tọa lạc: Số 99 Trương Công Định, khóm 4, phường 2, Tp. Sóc Trăng
Trụ trì hiện nay:Đại đức Thích Trung Túc.
Năm 1996, Ban trị sự GHPG tỉnh Sóc Trăng bổ xứ Thượng tọa Thích Minh Hạnh đảm trách kiến thiết và xây mới chùa Hương Sơn cùng Đại đức Thích Trung Túc. Năm 2009, GHPG tỉnh Sóc Trăng chính thức bổ nhiệm Đại đức Thích Trung Túc trụ trì chùa Hương Sơn.
Sinh hoạt của chùa: Chùa sinh hoạt theo đạo tràng Bát Quan Trai, vào thập niên 80 thế kỷ XX, chùa mở phòng khám phát thuốc nam, châm cứu từ thiện. Thập niên 90 của thế kỷ XX, mở lớp học tình thương và làm nhiều công tác từ thiện.
Chùa Hương Sơn là danh lam Phật cảnh của địa phương, là điểm đến suối nguồn tâm linh của các dân tộc anh em (Kinh – Hoa – Khmer) và nhân dân trong vùng.
Chùa tọa lạc tại: Số 30, đường Ngô Gia Tự, khóm 4, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.
Thượng tọa Thích Thiện Sanh vào chùa tu học từ năm 1963, đảm nhận trụ trì chùa từ năm 1976 đến nay. Thượng tọa đã tổ chức công cuộc đại trùng tu ngôi chùa từ năm 2002, hoàn thành vào cuối năm 2005.trên diện tích 3.700 m2. Điện Phật thờ bộ tượng bằng đá đức Phật Thích Ca, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Địa Tạng và bộ tượng Di Đà Tam Tôn, phù điêu Hộ Pháp, Tiêu Diện.
Chùa tọa lạc tại Phường 8, TP Sóc Trăng
Vãn cảnh chùa Phật học 2, du khách sẽ được ngắm những bức tượng Phật Thích Ca, Phật Như Lai, Phật Di Lặc, Phật Bà Quan Âm… được thiết kế khổ lớn với những tiểu tiết hoa văn độc đáo. Trên chiếc ao to rộng được bố trí tại trung tâm chùa, du khách có thể nhìn ngắm chiếc thuyền bát Nhã được thiết kế khá uy thiêng như một điểm nhấn tiêu biểu của công trình.
Chùa Vĩnh Hưng – còn gọi là Tổ đình Vĩnh Hưng – tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, TP Sóc Trăng. Xưa kia chùa được gọi là chùa Cây Điệp (có lẽ vì ở chùa có cây điệp?), còn bây giờ chùa còn được gọi là chùa Đá bởi vì chùa được xây dựng bằng đá nguyên khối.
Chùa Khléang (hay Kh’leang, Khleng) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ; hiện tọa lạc ở số 53 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Đây là một di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.
Toàn bộ các công trình của chùa Khléang toạ lạc trong một khuôn viên rộng 3.800 m2 có nhiều cây cây thốt nốt, có vòng rào bao quanh, và được trang trí với nhiều hoa văn, họa tiết, màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer.
Với cách gọi quen thuộc, Chùa Ông Bổn hay Hòa An hội quán là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, P1, thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12/5/2004, Chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.
Trong những năm gần đây, ngoài những lễ hội truyền thống của người Hoa như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ… và Tết Nguyên Tiêu, chùa Ông Bổn còn tổ chức lễ đấu giá lồng đèn, với ý nghĩa các câu chúc phúc của người Hoa, như: “Hợp gia bình an”, “Sanh ý hưng long”, “Tài nguyên quản tấn”, “Kim ngọc mãn đường”,vừa làm tăng thêm sinh khí đón mừng năm mới, tạo sự vui tươi, tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.
Với lối kiến trúc cổ xưa và sắc xảo, Hòa An Hội quán là một trong những điểm đến thu hút khách tham quan, nhất là khách du lịch đi theo tour có sở thích khám phá kiến trúc, trạm trổ, khắc họa của chùa.
Chùa Sà Lôn, một trong những ngôi cổ tự có nét kiến trúc độc đáo, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa, tìm hiểu văn hóa người Khmer, du khách còn có thể chiêm ngưỡng một phần gia sản của công tử Bạc Liêu – người nổi tiếng một thời của vùng lục tỉnh, đó là chiếc tủ cẩn xà cừ, bộ Trường kỷ cùng 02 chiếc giường ngủ mùa đông và mùa hè, được nhà chùa mua lại vào năm 1947.
Chùa Som Rong là ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam.
Cổng chào của chùa Som Rong với 5 ngọn tháp được trang trí theo phong cách Khmer, sừng sững vươn lên giữa trời. Đó chính là cổng chào của chùa Som Rong, tọa lạc tại số 367, đường Tôn Đức Thắng. Cổng màu hồng với các phù điêu đắp nổi nhiều biểu tượng của văn hóa Phật giáo Nam tông được sơn nhũ vàng, như: chim thần Krud, rắn Naga…
Dạo bước trong khuôn viên chùa, chúng tôi còn phát hiện một tòa bảo tháp với kích thước khá hoành tráng, trên tháp là tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền. Kiến trúc này được sơn màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối. Tất cả những kiến trúc mới này đều được xây dựng từ ý tưởng của thượng tọa Lý Đức, góp phần tô điểm cho khuôn viên tự viện có dáng dấp hiện đại, sánh ngang với những cảnh chùa đẹp của các nước thuộc khu vực văn hóa Phật giáo Nam tông.
Vòng quanh những ngôi chùa Nam Tông và Bắc Tông ở Sóc Trăng cùng với Anpha Travel. Chúng ta không thể nào quên được những kiến trúc độc đáo, những cảnh quan yên tĩnh, thanh bình trong khuôn viên chùa. Tạo cho chúng ta 01 cảm giác dễ chịu khó tả khi đến với những ngôi chùa này.
Hãy 01 lần đến với Sóc Trăng để được viếng cảnh chùa, tham quan những điểm vui chơi hấp dẫn và thưởng thức những món ăn đặc sắc của Sóc Trăng nhé.