Anpha Travel - Hãng du lịch chất lượng hàng đầu Việt Nam

Trụ sở chính: 80/3 Ba Vân, P.14, Tân Bình, TP.HCM.

Giai Thoai Kỳ Bí Về Mộ Cổ Cô Năm Linh Thiêng Tại Châu Đốc

Đi du lịch Châu Đốc nếu bạn có đi trên đường Vòng Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), từ miếu Bà đi về phía chùa Hang – Phước Điền vài cây số có một ngôi miếu lớn, cổng đề biển “Mộ Cô Năm”. Với những tài xế đã quen cung đường này, mộ Cô Năm Châu Đốc là một địa chỉ tâm linh “cứu rỗi” nguy tai trong hành trình của họ. Còn những thương lái kỳ hồ xuyên Đông Dương thì xem Cô năm là nữ thần hộ mệnh, chống gian tặc dọc đường.

Giai thoại kỳ bí mộ cô Năm

Châu Đốc – Thành phố du lịch tâm linh đặc sắc

Cho đến tận bây giờ, một số cư dân sinh sống ở vùng Châu Đốc vẫn còn thói quen: Mỗi khi đưa trẻ em đi trên quãng đường hơn 5 cây số, cha mẹ đều khấn xin phép ở mộ cô Năm Châu Đốc để… an toàn khi tham gia giao thông. Các tài xế lái xe đường dài hoặc tài công lái tàu khu vực phía Nam thường dùng ảnh cô Năm treo trên cabin xe, tàu đốt nhang thờ phụng như thờ Phật Quán Thế Âm để cầu an.

Giai thoại kỳ bí mộ cô Năm

Mộ cô Năm Châu Đốc

 

1. Giai thoại về cô Năm Châu Đốc

Giai thoại kể rằng, cô Năm là cô con gái xinh đẹp trong một gia đình người Tàu, họ Thái đông con, sinh sống bằng nghề bán thịt heo quay ở chợ Châu Đốc vào thời điểm giữa thế kỷ XVIII. Tính tình cô Năm thẳng thắn, ghét những kẻ “mua già bán non” nên cô được nhiều người quý mến.

Khi cô Năm bước vào tuổi 18, sắc đẹp trở nên lung linh bởi làn da trắng hồng và màu môi đỏ như cánh sen. Nhiều gia đình khá giả dạm hỏi cưới cô Năm làm con dâu nhưng cô luôn từ chối. Cô thường nói “ở vậy để trả hiếu cho cha mẹ”.

Một ngày nọ, mẹ cô Năm đang ngồi bán ở chợ Châu Đốc thì thấy cô vào chợ đến khu vực bán vải mua 1 cây vải thô. Lấy làm lạ, mẹ cô chạy đến hỏi mua vải thô làm gì. Cô trả lời, mua về “tẩm liệm”. Nghe đến đó, mẹ cô tá hỏa vì nghĩ cha cô đã chết. Bà tức tốc bỏ ngang buổi chợ chạy về nhà thì thấy chồng mình cùng chòm xóm đang dựng rạp chuẩn bị đám tang. Bà mừng rỡ chạy vào nhà thì thấy xác cô Năm đang nằm giữa nhà chờ tẩm liệm.

Hỏi ra mới biết, cô Năm đang trên đường bán dạo thịt heo quay, bỗng dưng khuỵu chân nằm chúi xuống đường. Mọi người chạy đến thì thấy cô đã tắt thở… Xác cô Năm được người dân tốt bụng thuê xe ngựa đưa về nhà. Thời đó, người ta cho rằng, những trường hợp đột tử như vậy là do “ngũ hành bắt hồn những người tốt để làm thánh”. Mẹ cô Năm kể lại việc trông thấy cô đi chợ mua đồ tự tẩm liệm mình cho mọi người nghe nhưng không ai tin, cho đó là chuyện nhìn thấy người giống người.

Do nhà nghèo, ít đất nên cha mẹ cô Năm xin gia đình sui gia (bên vợ của người con trai thứ tư là hương chủ khu vực chân núi Sam) cho một thước đất ven triền núi Sam làm nơi yên nghỉ cho cô. Thuở đó, khu vực chân núi Sam còn hoang sơ hiu quạnh, khỉ ho, cò gáy. Nhờ gia đình nhà sui tốt bụng, mộ cô Năm Châu Đốc cũng được xây lên bằng vôi và ô dước.

Giai thoại kỳ bí mộ cô Năm

Mộ của Cô Năm Châu Đốc được táng gần Lăng của Thoại Ngọc Hầu

2. Những câu chuyện “hiển linh” của cô Năm Châu Đốc

Chuyện đồn thổi rằng, một thời gian ngắn sau đó, những tài xế xe tải có tuyến chạy ngang núi Sam thường thấy một cô gái xinh đẹp đứng đón xe xin quá giang ở gần khu vực mộ cô Năm Châu Đốc. Thời đó, dân xe đường dài thường có hành vi “đen tối” với những phụ nữ xin quá giang xe. Và những gã tài xế có “máu xấu” đó đều bất ngờ lăn ra đau bụng quằn quại cho đến khi đến tận mộ cô Năm Châu Đốc tạ lỗi mới hết. Từ đó, khi chạy ngang đoạn đường này, các tài xế thường ghé vào đốt nhang khấn mộ cô Năm Châu Đốc rồi mới tiếp tục hành trình. Có người quả quyết rằng, trên những cung đường xa, nhờ có cô Năm độ trì, họ đã thoát nhiều vụ tai nạn hy hữu .

Còn một giai thoại cũng không kém phần huyền bí mà người dân địa phương hiện nay vẫn còn truyền tụng về sự linh ứng của cô Năm. Đó là chuyện tấm di ảnh. Thời cô Năm, máy ảnh chưa phổ biến, những gia đình khá giả thường thuê họa sĩ vẽ chân dung người lớn tuổi để khi qua đời có di ảnh thờ. Cô còn trẻ, chưa vẽ chân dung nên khi chết không có di ảnh thờ.

Cả trăm năm sau khi cô Năm chết, mới có một chiếc tàu là hiệu ảnh di động trên sông cập bến Châu Đốc. Chủ hiệu ảnh là Bằng Robert từ Mỹ Tho trôi về Châu Đốc. Một ngày nọ, đang ế ẩm, ông chủ hiệu ảnh đốt nhang khấn xin cô Năm trợ giúp. Vừa khấn xong, có một thiếu nữ xinh đẹp bước lên ghe yêu cầu chụp ảnh. Cô gái đề nghị thợ ảnh Bằng Robert lên bến, chụp cô đứng cạnh một chiếc xe hơi. Trên tay cô còn cầm 1 điếu thuốc hút đang nghi ngút khói. Chụp xong, cô gái đặt tiền cọc rồi lấy phiếu hẹn ngày đến lấy ảnh.

Sau đó, cô gái mất tăm, không đến lấy ảnh nữa. Điều lạ là từ ngày cô gái đến chụp ảnh thì chiếc tàu ảnh trở nên nhộn nhịp vì đắt khách. Nghĩ rằng cô gái không có tiền lấy ảnh, người thợ lấy bức chân dung treo lên vách tàu làm ảnh mẫu. Con cháu của cô Năm đi ngang chiếc tàu chụp ảnh và nhận ra đó là chân dung của người nhà mình và báo cho Bằng Robert biết điều đó. Thế là Bằng Robert mua ngay 1 con heo quay đến tận mộ cô Năm Châu Đốc tạ ơn. Ông ta còn bỏ tiền ra cất một ngôi miếu nhỏ thờ cô.

Nghe đồn rằng, sau này, một số người được “cô Năm phù hộ” kinh doanh khấm khá đã đến xây thêm vòng rào và mái che toàn bộ mộ cô Năm Châu Đốc. Những người trong gia tộc cô Năm khi qua đời đều được an táng cạnh mộ cô Năm Châu Đốc dưới mái che. Thế là ngôi miếu trở thành một nhà mồ gia tộc cho đến tận bây giờ.

Nếu bạn quan tâm:

Chiêm ngưỡng khu di lịch Lâm Viên Núi cấm- Cổng trời có 1-0-2 tại Việt Nam

> Bí ẩn lời nguyền sự tích núi Cấm 30 năm về trước

Giai thoại kỳ bí mộ cô Năm

Những người nghèo khó buôn bán ế ẩm, khi đến khấn mộ cô Năm Châu Đốc đều được ban lộc mua may, bán đắt. (Ảnh minh họa)

Tấm ảnh cô đứng bên chiếc xe hơi , tay cầm điếu thuốc lá , hiện được nhiều gia đình ở Châu Đốc thờ tự. Cô cũng báo cho mọi người biết là nếu ai lễ cô vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm thì cô sẽ độ cho. Từ đó trong dân gian truyền tụng nhau , cúng tế cô Năm Châu Đốc vì sự hiển linh của cô.

Ông Lại Văn Hung là người trong tộc họ của chủ phần đất có mộ cô Năm Châu Đốc. Tuy tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn minh mẫn nói chuyện rành mạch. Ông cho biết, ngày xưa khi còn là đứa trẻ ông đã thấy ngôi mộ cô Năm Châu Đốc hiện diện trên phần đất của gia tộc. Thuở đó, ông nghe những bậc cao niên kể rằng, phần mộ cô Năm có từ thời ông nội Lại Văn Bài. Lại Văn Bài là hương chủ giàu có thời Pháp thuộc. Ông Bài có rất nhiều con. Trong đó, có người con gái thứ sáu tên Lại Thị Báu lấy chồng tên Tư là người Hoa. Cô Năm Châu Đốc là em ruột của ông Tư.

Giai thoại kỳ bí mộ cô Năm

Những ngôi mộ gia tộc họ Lại trong miếu.

Khi cô Năm chết, ông Lại Văn Bài thấy cảnh nghèo của gia đình cô Năm nên cho chôn cất cô tại phần đất gia tộc. Hiện nay, hàng chục ngôi mộ nằm trong khuôn viên miếu đều là người trong gia tộc họ Lại. Tuy nhiên, những người đang thay phiên nhau làm thủ từ trong miếu lại là những người cháu của cô Năm, không liên quan gì đến họ Lại.

Giai thoại kỳ bí mộ cô Năm

Mộ cô Năm Châu Đốc được che mái như trong nhà , bên cạnh còn có một số ngồi mộ khác của gia đình cô và đặc biệt có thêm mộ của Cậu Bé.

Những người đi lễ hội vía Bà Chúa Xứ hàng năm thường ghé mộ Cô Năm Châu Đốc thắp hương và bày tỏ nguyện vọng. Nhiều người đã được chứng nên họ may tạ cô những bộ quần áo rất đẹp để dâng lên tượng của cô. Ngày nay cả một tủ lớn quần áo người ta dâng tặng cô Năm Châu Đốc còn được trưng bày bên khu mộ.

 

 

}