Thủ đô Bangkok, Thái Lan nổi tiếng với là một thành phố xa hoa, sầm uất với rất nhiều những khu vui chơi giải trí, mua sắm, những công trình kiến trúc đền chùa độc đáo. Nơi đây cũng không còn xa lạ với khách du lịch quốc tế bởi các cung điện nguy nga, tráng lệ, nhuốm màu thời gian. Nếu có cơ hội ghé thăm đất nước Thái Lan xinh đẹp, đừng bỏ qua 3 cung điện nổi tiếng ở Bangkok dưới đây nhé.
Đại hoàng cung Grand Palace ngự tại đường Na Phra Lan, Old City (Rattanakosin), mở cửa hàng ngày từ 8h30 đến 15h30, với giá vé 500 baht gồm điểm tham quan Cung điện Vimanmek và Đại sảnh Dusit Abhisek. Grand Palace là một điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, nơi đây còn được gọi với cái tên khác là Chùa Vàng.
Đại hoàng cung (Chùa Vàng) ở Thái Lan
Grand Palace được vua Rama I xây dựng vào năm 1772, từng là nơi ở trong suốt 150 năm của gia đình hoàng gia Thái, triều đình và trung tâm hành chính của chính phủ, Grand Palace ở Bangkok là một kiến trúc cổ huy hoàng với lối kiến trúc sáng tạo và khéo léo, là niềm tự hào to lớn của người dân Thái Lan.
Chùa Vàng là một quần thể kiến trúc có tổng diện tích hơn 2km², gồm cung điện Grand Palace, chùa Phật Ngọc và các Đại sảnh. Trong đó, chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaeo) là công trình có kiến trúc nổi bật nhất Hoàng cung, được xây dựng khi vua Rama I dời kinh đô đến Bangkok vào năm 1785. Ngôi chùa này có diện tích lên đến 945.000m², gồm hơn 100 tòa nhà cao tầng và không có sư sãi tu hành. Chùa Phật Ngọc nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp của kiến trúc độc nhất vô nhị đậm chất Phật giáo Thái Lan, mà còn là sự linh thiêng của bức tượng Phật bằng ngọc bích, một báu vật trấn quốc quý hiếm trên thế gian. Tượng Phật được tạc từ một khối ngọc bích nguyên chất có kích thước 48cm x 46cm đặt trên bệ vàng cao 2m, người dân nơi đây tin rằng tượng Phật ngọc mang đến sự may mắn,phát đạt, phồn vinh, và hưng thịnh cho đất nước.
Tượng Phật tạc từ ngọc bích nguyên khối tại Wat Phra Kaeo
Theo chỉ đạo của nhà vua, tượng Phật Ngọc được mặc trang phục thay đổi theo mùa mặc trang phục đúng nghi lễ vào những ngày quan trọng của Phật giáo.
Được xây dựng chủ yếu bằng gỗ teak (gỗ giá tỵ) bởi Quốc vương Chulalongkorn (Rama V) vào năm 1901, thuộc vùng ngoại ô Bangkok nhằm mục đích nghỉ ngơi, liệu có phải vì vậy nên nơi này còn được gọi là Cung điện mùa hè. Vua Rama V ở đây 5 năm, cho đến năm 1906 sau đó bị bỏ trống gần 20 năm cho đến năm 1925 Hoàng hậu Indharasaksaji đến đây ở. Từ năm 1932, cung điện này bị biến thành nhà kho, mãi cho đến năm 1982 nơi đây mới được trùng tu lại trở thành nơi lưu giữ mọi vật dụng của Hoàng gia, và nay là viện bảo tàng về vua Rama V.
Vimanmek Mansion có 3 tầng gồm 81 phòng, hội trường và phòng khách. Nội thất của cung điện được thiết kế và trang trí pha trộn giữa phong cách tân cổ điển của Châu Âu và kiến trúc truyền thống đặc trưng của Thái Lan. Trong đó, riêng phòng ngủ của vua được thiết kế hoàn toàn theo phong cách Châu Âu với giường ngủ theo kiểu châu Âu, ngoài ra có bồn rửa mặt, phòng tắm, vòi hoa sen, nhà vệ sinh dội nước tự động… được xem là những thiết bị hiện đại có mặt đầu tiên ở Thái Lan.
Khi đi tham quan cung điện, du khách gần như có thể cảm nhận thấy rõ rệt hơi thở của quá khứ, do các kỷ vật vẫn còn được lưu trữ khá đầy đủ và nguyên vẹn tại đây, trong đó có rất nhiều kỉ vật mang giá trị to lớn: 7 chiếc ngai vàng của 7 triều đại hoàng đế, bức tượng Phật được làm bằng vàng, có những chiếc ngà voi dài hơn 1 mét, những bộ gốm, sứ có tuổi đời hơn 200 năm, những bức ảnh chụp vua, hoàng hậu, công chúa từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, những sản phẩm thủ công vàng bạc, đá quý, điêu khắc gỗ, hàng tơ lụa, hàng mây đan… được chế tác điêu luyện và được các vị hoàng đế, vương phi, hoàng tử, công chúa sử dụng lúc sinh thời…
Cung điện Vimanmek Mansion còn được mệnh danh là Cung điện Mùa hè
Cung điện Trắng Ananta Samakhom nằm gần Cung điện mùa hè Dusit Palace, được vua Rama V xây dựng theo lối kiến trúc Italy thời Phục hưng, mang vẻ ngoài trang trọng, nghiêm nghị để làm nơi đón tiếp các quan khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị của Hoàng gia liên quan đến các vấn đề phát triển đất nước. Tuy nhiên, đến thời Vua Rama VI, cung điện này mới được hoàn tất.
Các tòa tháp trong cung điện này mang những đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc Thái Lan: mái cong, đỉnh nhọn uy nghi và hoành tráng. Cung điện gồm hai tầng, lát đá cẩm thạch, mái vòm bức bích họa tuyệt mỹ về những sự kiện của Hoàng gia từ thời Vua Rama I đến Vua Rama VI. 24 khu vực nhỏ bên trong là những tuyệt tác của nghệ thuật với những món trang sức nhỏ xíu được chạm trổ kỳ công, tinh tế, những tác phẩm mô phỏng vật dụng của hoàng gia được nghệ nhân chế tác công phu và tỉ mỉ như ngai vàng của vua (Busabok Mala), chiếc ghế đặt trên lưng voi dành cho vua, lọng che, mô hình thuyền rồng…
Cung điện Trắng Ananta Samakhom
Các cung điện đều mang hơi hướng kiến trúc đặc trưng của Thái Lan, nhưng bên cạnh đó là nét đẹp độc đáo, riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất cứ công trình kiến trúc nào ở xứ sở Chùa Vàng. Hãy đến với tour du lịch Thái Lan, để thở hơi thở của lịch sử và hiểu hơn về vùng đất này nhé.